Tìm Hiểu Về Loài Chuột
Chuột là loài gặm nhấm có số lượng lớn. Trên thế giới theo phân tích thì chuột có 35 họ và mỗi họ có hơn 350 loài khác nhau. Các loài chuột hầu như là có hại đối với con người. Những loài chuột sống gần với con người thường gây cho con người biết bao nhiêu sự phiền phức, thiệt hại vê mùa màng, gây hư hại các lương thực thực phẩm vì thế nên các sản phẩm diệt chuột lần lượt ra đời. Người Việt Nam ta ai cũng biết đến chuột. Ở đây là nói về mặt hại còn mặt lợi của chuột thì sao? Trong sinh học và trong y học, chuột là động vật được dùng để thì nghiệm và cũng là loài động vật phổ biến nhất trong các phòng thì nghiệm ADN di truyền học.
Chuột là loài có sự tiến hóa vượt trội và cũng là loài động vật có vú chiếm số lượng lớn nhất thế giới. Ở miền bắc nước Mỹ với sự nghiên cứu của các nhà khoa học thì chuột ở đây có số lượng khoảng hàng chục tỷ con thâm chí có thể lên đến hàng ngàn tỷ con. Chuột có thể sinh sống ở bất cứ chỗ nào trên trái đất vì chúng có thể thích nghi với môi trường ở bất cứ chỗ nào. Kích thước và trọng lượng của loài vật này rất là đa dạng. Chung bình 1 con chuột dài khoảng 7,5 cm và nặng khoảng 10g. Loài chuột lớn thì trung bình dài khoảng 30 cm và nặng khoảng hơn 1kg. Lông của chúng thường thì có màu nâu nhạt, xám và màu trắng nhưng chiếm số ít. Lông chuột ngắn bao phủ toàn thân nhưng đối với phần đuôi và phần gót chân ít lông, chân ngắn nhưng khi chạy thì sải chân dài tới 4,5 cm, nhảy cao đến 45 cm. chuột cái và chuột đực rất khó phân biệt khi chúng còn nhỏ. khi lớn lên chuột cái sẽ có 5 đôi vú và chuột đực thì không có mà chỉ có hai viên tinh hoàn nằm phái sau bộ phận sinh dục. Chuột là loài ăn tạp. Chúng ăn cả phân của mình để hấp thu chất dinh dưỡng được do các vi khuẩn trong ruột sinh ra. Chuột nhà sợ chuột cống vì chuột cống thường giết chết và đôi khi ăn thịt chuột nhà. Các giác quan của chuột:
Chuột có thể nghe được với các tần số rộng. Chúng có thể cảm nhận âm thanh ở tần số từ 80 Hz đến 100 kHz. Nhưng nhạy cảm nhất trong phạm vi 15–20 kHz và khoảng 50 kHz. Chúng giao tiếp bằng tiếng kêu chít chít trong dải âm thanh mà con người cảm nhận được. Thị giác Chuột là động vật sống về đêm, chuột không có khả năng nhận biết màu sắc. Thị giác của loài chuột cũng giống như con người. Võng mạc của loài chuột rất nhạy cảm với tia cực tím (UV).
Loài chuột sử dụng các pheromone làm tín hiệu giao tiếp trong xã hội. Nước mắt và nước tiểu của chuột đực cũng có chứa pheromone. Chuột phát hiện pheromone chủ yếu nhờ xương lá mía nằm ở phía dưới mũi.
Chuột có thể dùng râu để cảm nhận bề mặt và chuyển động không khí, chúng cũng dùng râu để sử dụng trong quá trình hướng động tiếp xúc. Những con chuột bị mù bẩm sinh có râu mép rất phát triển trong khi những con không có râu mép lại có khả năng thị giác rất tốt. Vòng đời sinh sản của loài chuột:Chuột cái có chu kỳ động dục dài 4-6 ngày. Nếu nhốt những con chuột cái với mật độ lớn, tất cả chúng sẽ không động dục, nhưng sau khi cho tiếp xúc với nước tiểu chuột đực, chúng sẽ trở thành động dục sau 72 giờ. Chuột đực lôi kéo chuột cái bằng cách phát ra tiếng kêu đặc trưng. Những tiếng kêu này thường xuyên nhất trong thời gian con đực đánh hơi thấy và theo sau con cái, tuy nhiên, con đực vẫn tiếp tục kêu sau khi bắt đầu giao phối, khi đó tiếng kêu của chúng trùng với nhịp giao hợp. Con đực có thể được kích thích để phát ra tiếng kêu bằng cách dùng pheromone của con cái. Sau khi giao phối, thông thường ở chuột cái sẽ phát triển một lớp màng ngăn cản việc giao phối sau đó. Thai kỳ của chuột nhà vào khoảng 19-21 ngày và mỗi lứa chuột mẹ sinh 3-14 chuột con. Mỗi chuột cái có thể đẻ 5-10 lứa mỗi năm, vì vậy chuột có thể tăng rất nhanh. Chuột nhà sinh sản quanh năm, chuột con mới sinh ra không thể mở mắt được ngay và không có lông, bộ lông chỉ phát triển sau vài ngày và mắt chỉ mở sau vài tuần. Con đực trưởng thành sinh dục sau khoảng 6 tuần và con cái là khoảng 8 tuần. Tác hại của loài chuột đối với con người:Loài chuột thường sống gần với con người, xung quanh nhà, trên cánh đồng hoặc các cống rãnh, bãi rác vv… Loài chuột có thể nói chúng xuất phát từ châu Á (miền Bắc Ấn Độ),chúng lây lan sang khu vực Địa Trung Hải khoảng năm 8000 trước Công nguyên. Chuột được xem là loài gặm nhấm sinh sống ở các nơi tối tăm, ẩm thấp, dựa trên các nguồn thức ăn của con người. Chúng có thể gặm được bất cứ thứ gì mà chúng có thể, chuột thường làm tổ ở những nơi kín như trần nhà, tủ quần áo, kho lương thực, cống rãnh… Tác hại của chuột gây ra chủ yếu là: – Làm hỏng công trình, cắn đứt dây điện – Chuột làm hang ở các bờ đê, điều, moi đất làm hang, gây tai họa vô cùng to lớn – Cắn nát quần áo, phá hủy tài liệu – Làm lan truyền các bệnh dịch, hạch, ký sinh trùng – Phá hoại cây rừng, nương rẫy.. |