KIỂM SOÁT DỊCH HẠI QUỐC TẾ

Địa chỉ: Số 3, Tổ dân phố Voi Phục,Thị trấn Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội

CHI NHÁNH
  • KV Hà Nội và lân cận

    0963.846.123

  • KV Hải Dương, Hưng Yên

    0963.846.123

  • KV các tỉnh phía Bắc

    0349.728.717

  • KV các tỉnh Phía Nam

    0985515857

  • KV Hải Phòng

    0963.846.123

Dịch vụ diệt chuột đồng- Kiểm soát chuột hại cây trồng tại Cao Bằng

Dịch vụ diệt chuột đồng- Kiểm soát chuột hại cây trồng tại Cao Bằng

 

Diệt chuột đồng tại Cao Bằng.  Dịch vụ kiểm soát chuột.  Kiểm soát chuột đồng . Diệt chuột hại lúa ở Cao Bằng

  Chuột là động vật có sức phá hoại rất lớn đối với con người. Chúng cắn phá mùa màng, cây cối hoa màu gây nhiều phiền toái cho người dân. Thấu hiểu những điều đó, Công ty TNHH Kiểm soát dịch hại quốc tế đã kết hợp với các UBND các xã tại tỉnh Cao Bằng nhằm kiểm soát chuột hại hoa màu cho bà con.

 

Diệt chuột đồng tại Cao Bằng

         Diệt chuột đồng tại Cao Bằng

 

1. Tác hại của chuột:

Chuột là đối tượng nguy hiểm trong sản xuất nông nghiệp.

- Chuột cắn phá hầu hết các loại cây trồng, đặc biệt là cây lương thực và rau màu. Chúng phá hại các công trình xây dựng, thủy lợi, kênh mương...

- Chuột cắn phá các đồ dùng vật liệu, thức ăn trong nhà, hàng hóa bảo quản trong kho...

   Ngoài ra chuột còn là môi giới truyền bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người như dịch hạch, sốt vàng...

2. Đặc điểm sinh học và gây hại của chuột:

- Chuột là loại ăn tạp, thức ăn chủ yếu là thực vật xanh như lúa, ngô, ngũ cốc,… Ngoài ra, chuột còn ăn cả cá con, cua, ốc...

- Đặc trưng cơ bản của chuột là có răng cửa phát triển và có khuynh hướng mọc dài. Chuột cắn phá liên tục để mài răng, trong nhiều trường hợp chuột cắn phá nhiều hơn là ăn. Do đó, các vật liệu dùng làm mồi phải hấp dẫn chuột và cần thay đổi để tránh nhàm chán.

- Chuột có thính giác, khứu giác, vị giác rất phát triển và có tính đa nghi. khi đặt bẫy cần đặt sát chân tường, bờ ruộng, trên đường mòn quen thuộc chuột hay qua lại. khi đánh bả cần cho chuột ăn mồi không có thuốc độc trước 2 - 3 ngày. Sau đó mới trộn thuốc vào bả để tránh hiện tượng "nhát bả".

  - Chuột rất mắn đẻ, sau ba tháng tuổi chuột bắt đầu sinh sản. Mỗi năm chuột đẻ từ

3 - 4 lứa, mỗi lứa 6 - 8 con. Nếu không tiêu diệt, một cặp chuột bố mẹ sau một năm sinh sản ra đàn chuột trên 2.000 con.

- Chuột thường sống trong hang, dưới đất, nhất là ở bờ ruộng lúa. Vào giai đoạn lúa làm đòng - trổ bông và trong khi mang thai, sinh sản, chuột mẹ không ra ngoài kiếm ăn khoảng 10 - 15 ngày. Lúc này, biện pháp như đào bắt có hiệu quả, nhưng khi lúa trỗ - chín, chuột rời hang, vào sống trong ruộng. Do đó, các biện pháp như đào bắt, bẫy ở giai đoạn này hiệu quả kém.

- Chuột rất nhanh nhẹn, leo trèo, đào đất nhanh; chuột bơi lội giỏi nhưng không thích nước.

- Chuột chủ yếu hoạt động và gây hại vào ban đêm. Chuột phá hại mạnh ở những diện tích cây trồng gần khu dân cư, bìa rừng, gò đống, bãi hoang…

3. Biện pháp phòng trừ , diệt chuột đồng hiệu quả:

 

   

   Để diệt chuột đạt được hiệu quả cao nhất, ta phải kết hợp luân phiên nhiều biện pháp khác nhau như biện pháp thủ công, biện pháp sinh học, biện pháp hóa học… Dù là phương pháp nào, chúng ta cũng phải nghiên cứu kỹ. Đặc điểm, tình hình hoạt động của chuột để đạt được hiệu quả cao nhất. Phải an toàn với môi trường, vật nuôi và sức khỏe con người. Phải tổ chức phong trào diệt chuột đồng loạt trên diện rộng vào thời kỳ chuột chưa vào mùa sinh sản hoặc trong giai đoạn chuyển tiếp giữa các vụ sản xuất.

3.1. Xác định thời điểm tổ chức các đợt diệt chuột: 

Tập trung vào những đợt:

- Đầu vụ (thời kỳ đổ ải, làm đất);

- Sau trận mưa lớn hoặc sau các trận lũ lụt chuột còn đang sống co cụm ở những nơi đất cao.

-  Đối với cây lúa sử dụng các biện pháp phòng chống vào trước thời kỳ làm đòng. Ở thời kỳ này biện pháp đào hang bắt chuột có hiệu quả cao vì chuột cái đẻ - nuôi con.

3.2. Nguyên tắc cơ bản phòng chống chuột: Chủ động, đồng loạt, đúng thời điểm, đúng phương pháp, liên tục.

3.3. Các biện pháp trừ chuột:

a. Biện pháp canh tác

- Vệ sinh đồng ruộng: Cần hạn chế nơi cư trú của chuột bằng cách phát quang bờ bụi, làm sạch cỏ ven bờ ruộng, bờ mương, không để hoang hóa, tìm và phá các ổ chuột ở bờ ruộng ngay từ đầu vụ. Sau thu hoạch có thể dọn sạch rơm rạ, đốt đòng để hạn chế nơi cư trú của chuột.

- Thời vụ: Sản xuất theo thời vụ tập trung, thu hoạch đồng loạt nhằm cắt đứt nguồn thức ăn; đồng thời kết hợp với tổ chức diệt chuột đồng loạt.

- Cơ cấu cây trồng: Không nên trồng quá nhiều loại cây trồng trên đồng ruộng như khoai mì, bắp, đậu, mía… hay trồng giống lúa quá ngắn ngày, tạo điều kiện cho nguồn thức ăn liên tục và nơi cư trú an toàn cho chuột.

- Bảo vệ thiên địch của chuột bao gồm: Rắn, trăn, mèo, chó, chim cắt, cú mèo, diều hâu.

- Pháp chế: Cần có những quy định về mặt pháp chế đối với những ruộng để hoang hóa, đây là biện pháp cấp bách và có ý nghĩa tích cực trong công tác phòng trừ chuột.

- Nếu có thể, giữ mức nước cao trong ruộng vào giai đoạn đòng - trổ, để hạn chế chuột làm tổ ven bờ, lợi dụng nước lớn, gom chuột lên chỗ cao, rồi tổ chức săn bắt.

b. Biện pháp thủ công

- Đặt bẫy: Dùng các loại bẫy như bẫy kẹp, bẫy lồng, bẫy bán nguyệt, bẫy ống tre, bẫy lật, ruộng bẫy cây trồng (ruộng rào lưới nylon kết hợp đặt bẫy hom)… để bắt chuột.

- Đào bắt: Nên tổ chức ở đầu vụ sản xuất. Tìm kiếm các hang ổ của chuột để đào, kết hợp với đổ nước vào hang, hun khói, dùng lưới, hom giỏ hoặc dùng chó để bắt chuột. Lưu ý tránh làm sạt lở công trình thủy lợi, đê, kè, cống…

c. Biện pháp sinh học

- Bảo vệ và cấm săn bắt các động vật là thiên địch của chuột như trăn, rắn, chim cú mèo, chim cú lợn…

- Khuyến khích nuôi mèo, chó săn để phát hiện hang chuột và diệt chuột.

- Sử dụng thuốc diệt chuột có nguồn gốc sinh học: Đối với biện pháp này để đảm bảo diệt chuột đạt hiệu quả cao chú ý dùng các loại thuốc diệt chuột sinh học có nguồn gốc rõ ràng có trong danh mục cho phép hiện hành của Việt Nam.

   Bả diệt chuột sinh học thường chỉ bảo quản, sử dụng được trong thời gian ngắn nên khi sử dụng cần lưu ý kiểm tra kỹ hạn sử dụng và phải sử dụng ngay sau khi mua về. Đặt bả vào chiều tối, tránh ánh sáng trực tiếp và tiến hành đồng loạt trên diện rộng mới đạt hiệu quả cao.

  Hiện nay, trên thị trường có thuốc diệt chuột sinh học Biorat diệt chuột hiệu quả,  đồng thời giảm thiểu độc hại cho con người và môi trường (98,73% thành phần của Biorat là lúa được hấp chín; 0,02% là chất xúc tác cùng với 1,25% là một loại vi khuẩn gây dịch bệnh cho chuột khi ăn phải và chết dần kể từ ngày thứ 3 trở đi. Những con khoẻ tiếp xúc với con bệnh cũng sẽ bị lây nhiễm và chết theo. Biorat có chất dẫn dụ nên chuột tìm đến và ăn thuốc. Chuột chết chỉ sau 1 lần ăn thuốc).

d. Biện pháp hóa học:

  Chỉ nên áp dụng khi thật cần thiết và tuyệt đối cẩn thận theo đúng quy định về an toàn khi sử dụng thuốc. nhất thiết phải mang các dụng cụ an toàn như khẩu trang, găng tay . Không được để bả chung với các dụng cụ đựng thực phẩm, nước uống. Trước khi đặt bả phải thông báo rộng rãi cho người dân biết cụ thể về thời gian, địa điểm đặt bả để chủ động nhốt gia súc, gia cầm.

  Trộn thuốc với các loại thức ăn chuột ưa thích của chuột như lúa mầm hoặc cám thực phẩm, tôm, cua cá…. Đặt mồi trộn ở bờ ruộng nơi gần hang hoặc gần đường đi của chuột, trên bờ mương, chân đê, bờ ruộng để diệt chuột. Nơi đặt bả phải cách xa nguồn nước sinh hoạt, xa các bãi chăn thả gia súc, gia cầm. Đặt bả vào chiều tối và sáng sớm hôm sau phải thu nhặt bả thừa và xác chuột chết đem chôn ở những nơi cách xa nguồn nước sinh hoạt, xử lý bằng vôi bột, tránh gây ô nhiễm môi trường, tránh gây nguy hiểm cho người và vật nuôi.

  Sử dụng các loại thuốc diệt chuột trong danh mục được phép sử dụng trong nông nghiệp của Bộ NN-PTNT như: Biorat; Rat-K 2%D, CAT0, 25WP, Ranpart 2%D, Fokeba 20%, Klerat 0,05%, Storm 0,005%, Musal 0,005WB… ưu tiên sử dụng các loại thuốc ít độc hại với môi trường.

Vật tư, hóa chất IPCC sử dụng để kiểm soát chuột cho các nhà máy tại Cao Bằng:

============================================================

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ và hợp tác xin vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Kiểm Soát Dịch Hại Quốc Tế- CN Cao Bằng

Liên Hệ: Mr. Điển  -    SĐT: 0901.979.996  

Emai: Ksdh.pestcontrol@gmail.com